Chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn switch cho bàn phím cơ

Lựa chọn switch cho bàn phím cơ là rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm của của người dùng. Mình xin chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn mua switch cho bàn phím cơ của bản thân.

Chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn switch cho bàn phím cơ
Chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn switch cho bàn phím cơ


Switch cơ hay công tắc nhận tín hiệu để gắn keycap của bàn phím, là trái tim của bàn phím mang đến trải nghiệm thú vị cho người sử dụng. Người dùng lựa cho switch phù hợp với sở thích của bản thân, phù hợp tính chất sử dụng bàn phím là chuyện quan trọng. Chọn một bàn phím cơ tốt có loại switch mà mình yêu thích là động lực của rất nhiều người.

Trên các động phím cơ, nhóm bàn phím cơ, nhiều anh em nói là chọn switch bàn phím cơ khó như chọn vợ. Chọn được vợ tốt được nhờ cả đời, chọn vợ sai thì tan tành đờn trai thì switch cũng như thế. Nếu bạn may mắn mua switch mà chọn được cái mình thích rồi thì đời như là mơ, mà chọn mãi chưa có cái ưng ý thì tốn tiền, và đau lưng lắm. Đau lừng vì ngồi lube switch.

Để có cảm giác gõ phím tốt nhất cần đến rất nhiều yếu tố: keycap, switch, plates, stab, loát foam,… Trong đó, lựa chọn switch cơ thay đổi cảm giác gõ phím rõ rệt nhất. Tùy theo sở thích của mỗi người mà chọn cho mình các loại switch phù hợp.

Theo như mình tìm hiểu, hãng Cherry là hãng giữ bản quyền của các loại switch cơ, sản xuất ra rất nhiều loại switch khác nhau. Sau 50 năm, các hãng đã có thể sử dụng bản quyền này để chế tạo switch cơ, tạo nên một cơn bùng nổi nhiều switch trên thị trường như hiện nay. Ngày xưa chỉ có mỗi hãng cherry là số 1, bây giờ còn có các anh tài khác như: Gateron, Akko, Kailh, Otemu, huano, Otemu. Và có cả những hàng sản xuất bàn phím tự tạo cho mình các loại switch rất riêng như: Logitech, Realforce,….

Khi lựa chọn switch cơ các bạn nên lưu ý đến những những thông tin sau đây:

1. Loại switch cơ

Trên thị trường có rất nhiều switch cơ của nhiều nhà sản xuất có đến gần cả trăm switch cơ, chia ra làm 3 loại như sau:

a) Loại switch clicky:

Nói đến bàn phím cơ người ta nhớ ngay đến switch clicky cho cảm giác bấm phím cơ tốt nhất, chất nhất. Cấu tạo của switch clicky có một cái khấc bấm và một vòng nhỏ ở chân stem. Mỗi lần bấm, khác bấm kết hợp với vòng nhỏ này tạo nên một âm thanh click nên được gọi là switch clicky.

Loại switch clicky cho bàn phím cơ
Loại switch clicky cho bàn phím cơ

Trước đây, hãng cherry sản xuất loại switch này có màu xanh (blue), nên switch clicky có một tên gọi là blue witch. Hiện tại, các hãng chế tạo switch clicky theo nhiều màu sắc khác nhau, nhưng bạn nói blue witch nhiều người vẫn hiểu là switch clichk

- Ưu điểm: mỗi lần gõ phím, người dùng có thể cảm nhận được điểm tiếp nhận tín hiệu, cảm giác gõ phím tốt. Thẹo lực bấm, mà người dùng có thể cảm nhận, âm thanh khác nhau rất thú vị.

- Nhược điểm: tiếng clicky phát ra rất ồn. Bấm mỗi phím lại phát ra tiếng clicky khác nhau gây phiền cho những người xung quanh. Âm thanh của switch clicky rất là đanh, tùy theo lực bấm lại có tiếng lạo xạo cliky, thích hay chê tùy cảm nhận của mỗi người.

b) Switch Tactile

Để khắc phục tiếng ồn của switch clicky, nhà sản xuất bỏ vòng tròn ở chân stem tạo thành switch tactile. Switch tactile có khấc bấm để tiếp nhận tín hiệu gõ phím. Khấc bấm làm cho người sử dụng có thể biết được khi nào switch nhận tín hiệu, tạo cảm giác switch đang tương tác, phản hồi với từng ngón tay. Khấc bấm của switch cũng tạo nên âm thanh khiến cho người sử dụng phải ghiền. Rất nhiều người sử dụng đam mê âm thanh của loại switch này.

Loại switch tactile cho bàn phím cơ

Trước đây, cherry sản xuất loại switch tactile có màu nâu (brown) nên còn được gọi là brown switch. Hiện nay, các hãng sản xuất loại switch này với nhiều màu khác nhau.

- Ưu điểm: cảm giác bấm tốt, biết được khi nào phím nhận tín hiệu.

- Nhược điểm: khấc bấm vừa là ưu điểm và là nhược điểm của loại switch này. Nếu chế tạo tốt, khấc bấm tạo nên cảm giác bấm tuyệt vời, âm thanh trong trẻo. Ngược lại, cảm giác bấm sẽ rất tệ hại. Âm thanh của switch có thể sẽ rất đanh hoặc êm ái tùy theo chất lượng của switch.

c) Switch Linear

Switch tactile bỏ khấc bấm thành switch linear. Nó khắc phục luôn cái lỗi cảm giác bấm sượn sượn của tactile.

Loại switch linear cho bàn phím cơ


- Ưu điểm: Switch linear cho cảm giác êm ái, trơn tuột và ít tiếng ồn nhất.

- Nhược điểm: người dùng không cảm nhận được điểm tiếp nhận tín hiệu. Cảm giác trơn tuột thiếu quyền lực tí.

Gợi ý:

- Bạn chọn bàn phím văn phòng ít gây tiếng ồn làm phiền đến người xung quanh nên ưu tiên switch linear, rồi đến tactile. Nếu như bạn có một căn phòng riêng thì nên chọn switch clicky cám giác bấm phê nhất.

2. Lực nhấn của switch cơ

Lực nhấn của witch cơ (Operating force): là lực mà người dùng cần bỏ ra để nhấn witch để nhận và kích hoạt tín hiệu, thường dùng g để đo. Các loại switch trên thị trường có lực nhấn từ 30-60 g. Lực bỏ ra ảnh hưởng đến sự mềm mại của switch cơ, cảm giác bấm rõ nét. Các hãng phím cơ thay đổi lực nhấn trên mỗi switch tạo ra switch khác nhau.

Mình lấy vị dụ switch linear của akko như: Akko Jelly white lực nhấn là 35g, akko Radiant red lực nhấn là 50 g,  Akko Jelly black là 60 g.

3. Hành trình stem, hành trình phím

Hành trình stem (total travel) khoảng cách di chuyển của stem từ lúc chạm vào vào đến khi nhận tín hiệu. Hành trình của stem thông thường gồm: 3.0 mm; 3.5 mm; 4.0 mm và sai số += 0.5mm. Và có loại low profile nữa hành trình thấp hơn 3.0 mm, dùng cho các bàn phím nhỏ gọn, như keychron K3. Những loại bàn bám low profile thường tập trung tính năng nhỏ gọn, cảm giác bấm phím không được đánh giá cao lắm, hành trình phím quá ngắn làm trải nghiệm bấm phím cụt ngủn, chán phèo.

Hành trình phím ảnh hưởng đến nhanh, chậm của việc nhận tín hiệu. Loại có hành trình phím 3.0 mm nhận tín hiệu nhanh hơn 3.5mm và 4.0 mm. Hành trình phím cũng ảnh hưởng đến độ mềm mại của switch, hành trình càng dài độ mềm mại càng cao.

4. Switch có tản led hay không?

Trên thị trường có loại switch cơ tản led và không tản led. Đối với các bạn yêu thích led nên lựa chọn các loại switch có khả năng tản led, chế tạo bằng loại nhựa bóng, trong suốt. Loại switch cơ không tản led thường làm từ nhựa abs, thô, không tản led.

Bàn phím cơ gắn switch tản led sẽ trở nên đẹp lung linh hơn, ánh sáng tỏa khắp bàn phím rất đẹp. Bàn phím có gắn switch không tản led, bạn sẽ thấy led hơi tối, màu sắc không đều. Nhức ác nỗi, switch không tản led thường được các hãng chế tạo rất tốt, cảm giác gõ sướng hơn switch tản led. Mấy switch tản led tốt mà tản led tốt nữa thì mắc dữ lắm.

Tổng kết, trước khi bạn bỏ tiền ra chọn mua các loại switch nào nên tìm hiểu các thông tin: loại switch gì? Lực nhấn bao nhiêu? Hành trình phím bao nhiêu? Theo cảm nhận riêng của mình loại switch linear, có lực nhấn 50g, hành trình 4.0 mm sẽ phù hợp với người gõ văn bản nhiều.

Mình giới thiệu với các bạn một số loại switch mà mình đã trải nghiệm qua:

- Akko CS hoặc jelly switch: mình đã trải nghiệm qua nhiều loại switch này: Akko radiant red, Akko lavender, Akko Jelly black, Akko jelly blue, Akko jelly silver,… cảm nhận khá tốt, cho trải nghiệm gõ không tệ, nhiều khi rất xuất sắc. Dòng AKKO jelly black mình yêu thích nhất, gợi ý bạn nên thử. Mỗi pack của switch này từ 210k-250k cho 45 switch, rất rẻ.

- Gateron milky yellow: đây là dòng switch linear được rất nhiều người dùng yêu thích. Mình đang sử dụng nó cho bàn phím của mình. Dòng switch này có cảm giác gõ rất tốt, ít ồn.

Trên đây là chia sẻ kinh nghiệm của mình lựa chọn loại switch cơ phù hợp cho bản thân. Chúc bạn có thể lựa chọn cho mình một loại switch cơ yêu thích.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu chia sẻ lựa chọn keycap cho bàn phím cơ.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét