Chúng ta cùng tìm hiểu cảm nghĩ về đại tướng Võ Nguyên Giáp của một vị tướng từng là đông chí, đồng đội. Tìm hiểu về cuộc đời và chiến công của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.
Tổng Tư Lệnh Đại Tướng Võ Nguyên Giáp |
Cảm nghĩ
về vị Tổng Tư Lệnh toàn năng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.
Từ trước
đến nay, ở Việt Nam ta, và trên thế giới, dưới nhiều hình thức, biét bao người ở
cương vị khác nhau, đã tôn vinh Võ đại tướng như một nhân vật huyền thoại tuyệt
vời, và đã ca ngợi Đại tướng hết lời.
Với tôi,
ba chữ “Võ Nguyên Giáp” đã để lại những ấn tượng không bao giờ có thể nhạt
phai.
Lần đầu
tiên tôi được gặp Võ đại tướng là khi được điều động ra Việt Bắc công tác tại Bộ
Tổng Tư Lệnh thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Tại căn cứ địa Việt Bắc,
môi khi được tiếp xúc với Đại tướng Tổng tư lệnh, tôi đều nhận ở ông là một con
người rất cởi mở, chân tình với cán bộ cấp dưới, đồng thời rất tỉ mỉ và sâu sắc
trong công việc chỉ đạo và chỉ huy.
Từ hồi ấy,
người ta hay gọi Võ Nguyên Giáp là Võ Đại Tướng hoặc Tổng Tư Lệnh hoặc gọi thân
mật: anh Văn. Ngay từ ngày ở Việt Bắc, anh Văn đã gieo vào tâm trí tôi hình ảnh
một vị Tổng Tư Lệnh toàn năng. Đúng như vậy. Võ đại tướng là người được Đảng và
Bác Hồ giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo chiến lược, tại Tổng hành dinh phối hợp
tác chiến với các chiến trường miền Nam, các chiến trường của quân tình nguyện
Việt Nam ở Lào và Campuchia, với chiến trường chính. Anh lại là người ra chiến
trường trực tiếp chỉ huy các chiến dịch lớn, trong kháng chiến chống Pháp (như
các chiến dịch Biên giới 1950, chiến dịch Trần Hưng Đạo ơ trung du, Hoàng Hoa
Thám ở Đông Bắc, Quang Trung ở Hà Nam Ninh, Chiến dịch Hòa Bình, chiến dịch giải
phòng Tây Bắc, Sàm Nưa Thượng Lào và chiến lược lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
Là vị tổng
tư lệnh chỉ đạo về chiến lược nhưng lại rất chú trọng về chiến thuật, về cách
đánh. Từ những trận đánh nhỏ (như Phai Khắt và Nà Ngần) ngày từ khởi đầu thành
lập Đội Vũ Trang Tuyên Truyền Giải Phóng Quân, đến nhiều trận lớn (như Biên Giới)
hoặc trận chiến vĩ đại (Điện Biên Phủ).
Chỉ đạo
tác chiến của anh Văn theo thực tiễn chiến trường. Anh Văn có nghiên cứu và hiểu
sâu về lý luận dùng binh (binh pháp) nhưng anh chưa bao giờ áp dụng máy móc lý
luận vào thực tiễn chiến trường. Từ thực tiễn chiến trường đanh đã cùng tập thể
tướng sĩ bàn bạc và tìm ra cách đánh thích hợp. Trong không ít trường hợp,
chính anh Văn tự đề xuất ra cách đánh mới sáng tạo và phù hợp với thực tiễn,
khác với ý kiến của số đông và thực tiễn đã dẫn đến thắng lợi trên chiến trường.
Đó là sự thật đã diễn ra ở các chiến dịch Biên Giới 1950, Điện Biên Phủ 1954 và
một số chiến dịch khác.
Đại Tướng
Tổng Tư Lệnh Võ Nguyên Giáp còn trực tiếp chỉ đạo các chiến trường toàn quốc suốt
hai cuộc kháng chiến một cách chặt chẽ và hiệu quả cao.
Trong
kháng chiến chống thực dân Phap, dưới sự chỉ huy của Bộ Chính Trị, Bác Hồ, và Tổng
Bí Thư Trường Chinh, ngay trong khi thực hiện trực tiếp chỉ huy trân quyết chiến
chiến lược ở Điện Biên Phủ, Tổng Tư Lệnh Võ Nguyên Giáp vẫn chỉ đạo chặt chẽ
các chiến trường Nam Bộ, Liên Khu 5 (Nam Trung Bộ) và các chiến trường khác
cùng với chiến dịch Điện Biên Phủ - chiến dịch lớn nhất, có tính quyết định nhất
nhất ở chiến trường chính miền Bắc Việt Nam.
Trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dưới sự chỉ đạo cao nhất của Bộ Chính Trị đứng đầu
là Tổng Bí Thư Lê Duẩn, ngay trong khi theo dõi và chỉ đạo giải phóng Huế - Đà
Nẵng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã báo cáo với Bộ Chính trị vấn đề giải phóng
các đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà quân ngụy đang chiếm giữ, và chuẩn bị kế hoạch
chiến lược và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam.
Đại Tướng
Võ Nguyên Giáp còn rất quan tâm chỉ đạo vấn đề làm đường, bảo vệ đường, bảo đảm
giao thông vận tải thông suốt trong chiến tranh.
Đồng chí
nhiều lần nhấn mạnh: “có đường mới có lực lượng. Có đường mới có vũ khí, lương
thực, thuốc men. Có đường mới có thực hiện được ý định chiến dịch đánh vu hồi
và sau lưng địch. Có đường mới giành thắng lới”.
Trong những
vấn đề trọng yếu của một chiến dịch do Đại Tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy hoặc chỉ
đạo, bao giờ cũng có vấn đề đường sá, giao thông vận tải. Làm đường cho Điện
Biên Phủ, làm đường cho Buôn Mê Thuột và Tây Trị Thiên… Đó là quan tâm lớn nhất
của Tổng Tư Lệnh.
Chính đại
tướng Võ Nguyên Giáp đã đôn đóc làm đường Trường Sơn thô sơ từ năm 1959 và đề
xuất làm đường Trường Sơn cơ giới từ những năm 1965, 1966 trở đi, bảo đảm cho
các chiến dịch chiến lược và chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh toàn thắng.
Tổng Tư
Lệnh Đại Tướng Võ Nguyên Giáp thường trăn trở về tình hình các chiến trường
trong cả nước về việc xử lý tình hình chiến trường ở cả ba miền trong hai cuộc
kháng chiến. Tôi biết rõ. Có nhiều đêm đồng chí Tổng Tư Lệnh ít ngủ hoặc thức
trắng vì tình hình ở một hoặc một số chiến trường đang có những diễn biến phức
tạp, diễn biến không lợi cho ta. Từ những ngày đầu chỉ đạo Thủ đô kháng chiến
chống Pháp cuối năm 1946, trong tình hình “ngàn cân treo sợi tóc”, những ngày đối
phó với chiến dịch tấn công vào căn cứ địa Việt Bắc của quân đội Pháp, những
ngày đêm chiến đấu ở Điện Biên Phủ, những ngày theo dõi tác chiến ở Khe Sanh,
đường 9- Nam Lào và trong các chiến dịch Quảng Trị, Tây Nguyên, Bình Long Nam Bộ
năm 1972,… Tổng Tư Lệnh đã có nhiều đêm mất ngủ, hoặc nhiều lần chay nước mắt
khi nghe báo cáo các số lượng các chiến sĩ thương vong quá cao trong một số trận
đánh. Chính những đêm đặc biệt đó đã giúp Tổng Tư Lệnh vượt mọi khó khăn tìm ra
những các xử lý tình hình ở chiến trường tốt nhất, giảm thương vong cho cán bộ
chiến sĩ. Nói một cách khác, một chủ nghĩa nhân văn thấm sâu vào tâm hồn vị Tổng
Tư Lệnh ngay trong những giờ phút khó khăn nhất của mỗi tình huống phức tạp
trong chiến dịch.
Tôi muốn
nhấn mạnh một điều. Võ Nguyên Giáp là một vị Tổng Tư Lệnh có sự quyết đoán sáng
suốt, thận trọng và kịp thời. Ở Điện Biên Phủ, anh Văn đề ra quyết tâm chuyển
phương châm chiến dịch từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, thắng chắc”,
được Bộ Chính Trị và Bác Hồ đồng ý, và quyết định cho Đại Đoàn 308 hành quân
nghi binh sang Lào đánh lạc hướng Bộ Tổng Tham mưa quân đội viễn chinh Pháp ở
Đông Dương.
Đại Tướng
Võ Nguyên Giáp vừa là nhà chỉ huy nổi danh về dánh du kích (chiến tranh nhân
dân địa phương), vừa là nhà chỉ huy kiệt xuất về đánh chính quy (chỉ huy tác
chiến binh chủng hợp thành, với nhiều sư đoàn bộ binh và binh chủng).
Đồng chí
Tổng Tư Lệnh kết hợp tài giỏi chỉ đạo chiến tranh du kích trong địch hậu với
chiến tranh của binh đoàn chủ lực ở mặt trận chính.
Ví như
trong chiến dịch Hòa Bình, Đại Tướng đã chỉ đạo phối hợp chiến tranh du kích
vùng địch hậu với chiến tranh chính quy một cách chặt chẽ, giành thắng lợi lớn ở
cả “nội ngoại tuyến”.
Thơi
gian đó, tôi làm phái viên tác chiến được cầm thư của Tổng tham mưu trưởng kiêm
Tham mưu trưởng chiến dịch Hòa Bình Hoàng Văn Thái vào địch hậu Liên khu 3 đưa
tận tay Đại Đoàn 320 Văn Tiến Dũng đang chỉ huy chiến đấu ở Đông Hưng (thuộc tỉnh
Thái Bình). Nội dung lá thư nêu rõ yêu cầu của bộ tư lệnh chiến dịch (do Đại tướng
Võ Nguyên Giáp làm Tư Lệnh). Là : Các đơn vị chủ lực của Đại đoàn 320 phải hợp
đồng thật tốt với bộ đội địa phương, dân quân du kích tiếp tục đẩy mạnh tiến
công trong lòng địch, phối hợp thật tốt với mặt trận chính (tức mặt trân Hòa
Bình), để ta bao vây và tiêu diệt một bộ phận binh đoàn chủ lực (GM) của Pháp
đang tập trung và bị bao vây tại thị xã Hòa Bình (đường 6), đồi thời lợi dụng
thời cơ địch ở đồng bằng sơ hở, phát triển chiến tranh nhân dân trong địch hậu
tiêu diệt các đồn bốt ngụy, phá tan ngụy quyền, mổ rộng các vùng căn cứ du kích
và khu du kích.
Đồng chí
Tổng Tư Lệnh còn chỉ đạo rất tỉ mỉ về chiến thuật về cách đánh, cả trong kháng
chiến chống Pháp lẫn kháng chiến chống Mỹ.
Năm1972 ở
Quảng Trị, ta nặng về tiến công quân địch ở phía trước, nhẹ về phòng ngự củng cố
vùng giải phóng ở khu phía sau. Vì vậy khi địch tập trung lực lượng Quân khu 1
ngạy tiến hành phản công có sự chi viện mạnh của không quân, pháo hạm Mỹ bắn đạn
pháo lớn từ ngoài biển vào, quân ta bị đẩy
lùi từ Bắc sông Mỹ Chánh, Bắc sông Thạch Hãn (thuộc tỉnh Quảng Trị) và đang bị
lúng túng giữ tiến công và phòng ngự, lúng túng trong việc thực thiện phòng ngự
như thế nào?
Tôi, lúc
đó là Cục Phó Cục Tác Chiến làm Tham Mưu phó tác chiến của Bộ Tư Lệnh chiến dịch
Quảng Trị, được cử rao báo cáo tình hình với Đại Tướng Võ Nguyên Giáp tại Tổng
hành dinh ở Hà Nội. Tư Lệnh Võ Nguyên Giáp cho gọi đại tá Đỗ Trình (lúc đó là
Chánh Văn Phòng Bộ Quốc Phóng, sau này là Trung Tướng Viện Trưởng Viện Chiến Lược
quân sự Bộ Quốc Phòng), và Thượng tá Dũng Chi (sau này là Thiếu tướng Cục phó Cục
Khoa Học Quan sự, Bộ Tổng tham mưu) sang nhà khách Bộ Quốc Phòng (28 Cửa Đông)
cùng Đại tướng nghe tôi báo cáo tình hình tác chiến ở Quảng Trị. Sau đó, Đại tướng
chỉ thị cho ba chúng tôi cùng ông nghiên cứu về tổ chức phòng ngự Bắc sông Thạch
Hàn (mặt trận Quảng Trị).
Theo Đại
Tướng “Phòng ngự không phải là bị động, sợ đối phó kẻ địch mạnh tấn công ta.
Phòng ngự không phải đối lập với tiến công, Phòng ngự để ngăn chặn quân địch tấn
công tiêu diệt tiêu hao địch, làm địch suy yếu, để rồi ta chuyển sang phản
công, tiến công tiêu diệt hoàn toàn quân địch. Tiến công là tư tưởng chỉ đạo
trong chiến tranh. Nhưng trong chiến dịch và những trận chiến đấu có khi phải
phòng ngự. Đã phòng ngự là phải xây dựng công sự kiên cố để kiên cường chiến đấu
giữ vững trận địa. Phòng ngự phải kết hợp với tiến công vào bên sườn và sau
lưng địch. Trong khi tương quan lực lượng, chuẩn bị điều kiện để rồi tiếp tục
tiến công,…” Đây chính là sự phân tích sáng suốt của Đại tướng Tổng Tư Lệnh.
Chúng
tôi vẽ cách xây dựng trận địa phòng ngự lên sơ đồ cho đồng chí Dũng Chi vào báo
cáo với với Bộ Tư Lệnh ở Bắc sông Thạch Hàn.
Nhờ đó,
về cơ bản không còn ai ngại khi nói đến “phòng ngự” như trước đây khi tiến hành
phản công trong chiến dịch Quảng Trị nữa.
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là chỉ huy quân đội có tác phong
làm việc rất sâu sát, tỉ mỉ và rất khoa học. Đồng chí đặc biệt chú trọng công
tác tham mưu, luôn luôn theo sát và giúp đỡ Bộ Tổng Tham Mưu.
Đồng chí thường nhắc, cán bộ tham mưu chúng tôi phải ghi
nhơ mọi việc trong đầu óc, hạn chế việc ghi chép trong sổ tay để thực hiện
nguyên tắc bảo mật của người cán bộ tham mưu chiến lược.
Năm 1961, Đại Úy Coong-le (Lào) làm đảo chính ở Lào. Nửa
đêm (khoảng 1 giờ sáng) anh Đỗ Đức Kiên (Cục trường Cục Tác Chiến) cho gọi tôi
(lúc này là Trưởng phòng tác chiến) sang nhà “con Rồng” (Tổng Hành dinh trong
thành Hà Nội) gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng giao cho tôi nhiệm vụ
sáng sớm, đi nhờ máy bay L12 chơ xăng dầu của Liên Xô sang Lao (Theo hiệp định
viện trợ của Liên Xô cho chính phủ Phuma). May bay trên đường tới sân bay
Vientiane đổ xăng dầu viện trợ cho Chính phủ Phuma, hạ cánh xuống máy bay, đi
vào rừng tìm bắt liên lạc với các đồng chí chuyên gia của ta (đồng chí Nguyễn
Hòa và đồng chí Khanh (CP31) để truyền đạt chỉ thị của Quân ủy Trung Ương giúp
đỡ quân Pa Thét Lào và quân Coong-le giữ vững thành quả của cuộc đảo chính,
phát triển tiến công về Salaphukhum và giải phóng Cánh Đồng Chum-Xiêng Khoảng.
Ông dặn tôi phải mặc quân phục giống như cán bộ Pa Thét Lào. Ông cũng dặn tôi:
Không được ghi chép gì, ghi nhớ kỹ các vấn đề đồng chí căn dặn trong óc, bảo đảm
tuyệt mật trong chiến công tác này.
Một lần khác, năm 1972 tôi ở mặt trận Quảng Trị ra Tổng
hành dinh (trong thành Hà Nội) để báo cáo ý kiến của Thượng tướng Văn Tiến Dũng
và Bộ Tư Lệnh chiến dịch Quảng Trị. Tôi được lệnh sang gặp Đại Tướng Võ Nguyên
Giáp ở nhà riêng. Tại đây, anh Văn gọi tôi ra vườn hoa Phong Lan trong khu nhà
anh, vừa đi lại trong vườn để nghe tôi báo cáo. Thấy tôi cầm quyển sổ ghi chép
và nhìn sổ để báo cáo. Đại tướng cầm lấy cuốn sổ trên tay tôi rồi nhét vào “xác
cốt” của tôi và nói: “Cán bộ tác chiến các câu hễ báo cáo là phải giở sách ra.
Khi khép sách lại không nhớ gì cả à? Cán bộ tham mưu tác chiến là phải dùng cái
đầu. Mọi việc phải nhớ trong đầu, không phải chỉ trong sách vở”. Sau đó, vừa đi
lại trong vườn, đồng chí bảo tôi nắm được tình hình chiến sự như thế nào, báo
cáo như thế ấy. Các anh trong mặt trận có ý kiến đề nghị phương án như thế nào,
thì báo cáo rõ ràng, đúng đắn như thế ấy.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đạt đến một kỷ lục rất cao về cường
độ lao động. Bộ óc của Tổng tư lệnh luôn suy nghĩ, không ngừng suy nghĩ. Ngay cả
những khi đau yếu, Đại tướng vẫn gọi cán bộ tác chiến vào Bệnh viện 108 đến bên
giời bệnh báo cáo tình hình chiến trường. Đã nhiều lần Đại tướng sửa đi, sửa lại
trong các bức điện hoặc các bản mệnh lệnh chỉ thị chiến đấu gởi các Tư lệnh chiến
trường, do anh em tac chiến chuẩn bị, sao cho gọn nhất, rõ ràng nhất, bay vẽ
cho chúng tôi nâng cao trình độ công tác tham mưu.
Có khi Đại tướng tự tay viết điện vào sở điện cơ yêu và
ký tên. Ví dụ như trông ngày 7/4/1975, đồng chí tự tay viết điện gửi các đơn vị
“Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ phút,
xộc tới mặt trận giải phòng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng,…” Vừa là một mệnh
lệnh chiến đấu ngắn gọn, súc tích, vừa là lời “hịch” hào hùng cỗ vũ động viên
cán bộ chiến sĩ không quản mệt nhọc, khó khăn, gian khổ, ngày đêm xông tới tiền
truyến chiến đấu giải phỏng miền Nam.
Trong chiến dịch Quảng Trị 1972, vào luc tình hình chiến
trường căng thẳng cao độ, giữa đêm, 2 giờ sáng, tôi chứng kiến sự việc Tổng Tư
Lệnh gọi điện thoại cho Tư Lệnh chiến dịch Lê Trọng Tấn trong lán Sở chỉ huy,
ngoài trời mưa tầm tả. Hai vành tai đồng chí Lê Trọng Tấn bị dị ứng cao su ống
nghe điện thoại, viêm loét có mủ. Lúc đó, tôi ngồi canh anh để ghi chép và giúp
việc anh Tấn. Đại tướng Võ Nguyên Gáip nhiều lần điện đàm với Tư Lệnh Lê Trọng
Tấn. Anh Tấn báo cáo mọi việc theo yêu cầu cảu Tổng Tư Lệnh. Tôi nghe rõ lời của
Tổng Tư Lệnh. Cứ điện đàm như vậy ba bốn lần trong một đêm, hết lần này sang lần
khác, lần sau, bao giờ ý kiến cảu Đại tướng cũng sấu sắc hơn và cụ thể hơn lần
trước.
Đã kết luận, tôi muốn khẳng định.
Trong cả hai cuộc kháng chiến chống PHáp và chống Mỹ, dưới
sự lãnh đạo của Bộ Chính Trị đứng đầu là Bác Hồ và Tổng Bí Thư Trường Chinh (dưới
thời kỳ chống Pháp). Dưới sự chỉ đạo của Bộ chính Trị và Tổng Bí Thư Lê Duẩn
(thời kỳ chống Mỹ) Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cương vị Bí thư Tổng Quân Ủy
(Sau này là Quân Ủy Trung Ương) và cương vị Tổng Tư Lệnh đã chỉ đạo chỉ huy
toàn quân thực hiện hoàn toàn thắng lợi các nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao
phó.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp có công lao rất lớn trong cả cuộc
kháng chiến thần thánh của đan tộc chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm
lược.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một con người toàn diện, tài
đức vẹn toàn. Trong vai trò cao nhất về chính trị và quân sự của toàn quân. Chỉ
đạo các chiến trường toàn quốc và chỉ huy các chiến dịch lớn giành thắng lợi rực
rõ!
Tôi rất tự hào là có một thời được phụ vụ bên “Vị đại tướng
toàn ăng của nhân dân ta” – Đại Tướng Tổng Tư Lệnh Võ Nguyên Giáp.
Trung tướng Hoàng Nghĩa Khánh (Trung Tướng Phó Giáo Sư,
nguyên Cục trưởng Cục Tác Chiến, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.
Bài viết nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Quân Đội Nhân Dân (22/12/2004).)
ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP – NGƯỜI LÀM THAY ĐỔI LỊCH SỬ
Dân tộc Việt Nam tự hào vì đã có một Võ Nguyên Giáp được
bạn bè thế giới khâm phục, kẻ thù nể trọng như một “Anh hùng Châu Á”, “Đại tướng
5 sao”, “Một danh tướng đã đi vào huyền thoại”.
Đưới sự dẫn dắt của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp – nhà chiến
lược tài ba, chỉ huy quân sự lỗi lạc…Quân đội ta từ buổi đầu chỉ có 34 chiến sĩ
với vũ khí trang bị thô sơ, trải qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc,
chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ kính
yêu,… đã trở thành một quân đội hùng mạnh, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược.
NGƯỜI PHÁP THÁCH THỨC TƯỚNG GIÁP TẤN CÔNG
56 năm nhìn lại lịch sử, giờ đây không mấy ai còn cười
chê người Pháp khi đó đã “khờ khạo” chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến
lược với Việt Minh. Quân đội viễn chinh Pháp thất bại không phải vì đã “đầu tư”
sai, mùa thua bởi phải đương đầu với một đội quân đặt dưới sự lãnh đạo của một
đảng tiên tiến, một lãnh tự thiên tài – Chủ tịch Hồ Chí Minh và một vị tướng lỗi
lạc – Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Về mặt đại lý chiến lược, lòng chảo Điện Biên Phủ được
chính Tổng Chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương Herry Navarre đánh giá là căn cứ
lục quân, không quân tốt nhất ở miền Bắc Đông Dương, rất thuận tiện cho việc
xây dựng tập đoàn cứ điểm phòng thủ. Không những thế, Bộ Chỉ Huy Pháp còn tính
toán rằng, ở Điện Biên Phủ, nơi cách hà Hà Nội, các tình Đồng Bằng Bắc Bộ và
Thanh Hóa từ 300 đến 500 km đường chim bay, chỉ có quốc lộ số 6 từ Hà Nội đi
qua Hòa Bình, Sơn La lên, thì việc Việt Minh bảo đảm vũ khí, đạn dược, hậu cần,
lương thực, thuốc men,… cho hàng vạn người chiến đấu trong một thời gian dài,
là rất khó, nếu không nói là không thể thực hiện được. Sỡ dĩ như vậy là vì Bộ
Chỉ Huy Pháp cho rằng quân ta chủ yếu vận chuyển bằng đôi vai và các phương tiện
thô sơ như xe đạp thồ, ngựa thồ, thuyền mảng, nếu có đi theo đường số 6 sẽ bị
máy bay của Pháp ném bom chặn đánh. Hơn nữa, hính thức tập đoàn cứ điểm đã được
phía Pháp xây áp dụng xây dựng trong chiến công Đông Xuân 1951-1952, tại thị xã
Hòa Bình, trong chiến dịch Hòa Bình, tại Nà Sản (10-1952), trong chiến dịch Tây
Bắc, nhưng bộ đội ta đều không đánh được,thậm chí bị tổn thất nặng, thì với tập
đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, được xây dựng kiên cố, quân đông (16.000), nhiều vị
trí và trung tâm đề kháng (49 cứ điểm, 8 trung tâm đề kháng), lại có cầu hàng
không tiếp tế liên tục với số lượng lớn,…từng được viên tướng Tổng chỉ huy tiền
nhiệm của Navarre là Salan đánh gái là “Nà Sản lũy thừa 10”, được Bộ chỉ huy
Pháp coi là bất khả xâm phạm. Nếu bộ đội ta có liều lĩnh đánh vào thì tập đoàn
cứ điểm sẽ trở thành “cái nhọt hút độc”, là “cái cối xay thịt” chủ lục Việt
Minh. Chính vì thế, cả Pháp và Mỹ đều rất chủ quan, thậm chí còn cho thả truyền
đơn “thách Tướng Giáp tiến công” Điện Biên Phủ.
QUYẾT ĐỊNH THAY ĐỔI LỊCH SỬ CỦA MỘT THIÊN TÀI
Sau này, khi nói chuyên về Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại
tướng Võ Nguyên Giáp cho biết: Tuy không tin vào thắng lợi của phương án đánh
nhanh, thắng nhanh, nhưng tôi tự thấy mình vừa mới đến chiến trường, chưa có đủ
cơ sở để bác bỏ ý kiến của đa số, nên đã đồng ý triệu tập hội nghị cán bộ để phổ
biến kế hoạc tác chiến theo phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Đồng thời
tôi chỉ thị cơ quan tham mưu theo dõi chặt chẽ tình hình địch từng ngày, từng
giờ, kịp thời báo cáo, nếu tình hình thay đổi, là có thay đổi kế hoạch.
Suốt 11 ngày đêm theo dõi tình hình, Đại tướng Võ Nguyên
Giáp thấy địch ngày càng tăng cường lực lượng, ra sức củng cố trận địa và những
khó khăn của ta chưa có cách khắc phục. Nhiều đêm trăn trở, căn nhắc, cuối
cùng, Đại tướng đi đến kết luận: Đánh theo cách này nhất định thất bại, phải
chuyên sang phương châm “đánh chắc, thắng chắc”. Mặc dầu mấy vạn quân đã dàn trận,
đạn đã lên nòng, sẵn sàng nổ súng vào đêm 26/1, nhưng chúng ta đã kiên quyết dừng
lại, cho lui quân về vị trí tập kết., kéo pháo ra để chuẩn bị trận địa đánh
theo phương án mới. Quyết định thay đổi phương châm đã được triển khai, sau đó
báo cáo về Trung ương bằng thư hỏa tốc, được Bác Hồ và Bộ Chính Trị nhất trí và
cho biết sẽ động viên hâu phương đem toàn lực chi viện cho tiền tuyến đánh giặc.
Thay đổi cách đánh trong tình thế toàn mặt trận từ trên xuống dưới đã quyết tâm
chiến đấu theo phương án “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, các đơn vị đã vào tư
thế chiến đấu, chờ giờ nổ súng. Theo đại tướng Võ Nguyên Giáp “Đó là quyết định
khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của tôi”.
Với quyết định kịp thời và sáng suốt này, ta đã giành được
thế chủ động tiến công, đẩy địch vào thế bị động, bế tắc, đứng trước nguy cơ bị
tiêu diệt không cách nào gỡ được. Khi chuyển sang chiến lược “đánh chắc, thắng
chắc” tức là bao vây đánh dần từng bước, tiêu diệt địch từng bộ phận, từ ngoại
vi vào trung tâm, ta có điều kiện tập trung hỏa lực ưu thế tuyệt đối trong từng
trận, tạo nên sức mạnh áp đỏa đánh thắng địch. Trải qua quá trình chiến đấu dài
ngày, chúng ta đã lần lượt tiêu diệt từng cụm cứ điểm của địch, siết chặt vòng
vây, vận dụng chiến thuật đánh lấn, bắn tỉa, chia cắt sân bay, triệt đường tiếp
tế,.. làm cho tập đoàn cứ điểm này ngày càng bị bóp nghẹt, không phận ngày càng
bị thu hẹp, khó khăn ngày càng chồng chất, tinh thần chiến đấu của địch ngày
càng sa sút. Cuối cùng, ta mở đợt tiến công quyết định vào sở chỉ huy đầu não,
bắt sống Tướng Đờ Cát và Bộ Chỉ Huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, buộc toàn bộ
quân địch đầu hàng, giành toàn thắng. Như vậy, quân đội ta từ chỗ mới tiêu diệt
được từng tiểu đoàn địch phòng ngự trong công sự vững chắc và thường chính đánh
trọng điểm, đã tiến lên tiêu diệt 21 tiểu đoàn phòng ngự trong một tập đoàn cứ
điểm mạnh nhất Đông Dương, với 8 trung tâm đề kháng, 49 cứ điểm và đánh liên tục
trong 56 ngày đêm, đã tiêu diệt, bắt sống hơn 1 vạn 6 nghìn quân địch, đại bộ
phận là lính Âu Phi tinh nhuệ. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 toàn thắng đã đi
vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống
Da trong thời đại mới.
ĐẠI TƯỚNG CỦA HÒA BÌNH
Chỉ khi chiến tranh đã lùi vào quá khứ, khi có dịp tiếp
xúc với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người Pháp, người Mỹ mới hiểu vì sao họ thua
một vị tướng “chưa hề học một cuốn sách giáo khoa quân sự nào, dù đó là sách
dành cho cấp tiểu đội trường” – một nuối tiếc muộn màng.
Trong cuốn sách của Giáo sư lịch sử quân sự Mỹ Cecil
B.Currey, với tựa đề “Chiến thắng bằng mọi giá – Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
thiên tài của Việt Nam”. (NXB Brassey- USA, ấn hành năm 1997) có viết: “Trong
suốt thời gian ở cương vị chỉ huy, Ông (Đại tướng Võ Nguyên Giáp) đã trở thành
một huyền thoại và hơn nữa, một thiên tài quân sự vĩ đại nhất thế kỷ XX và là một
trong những vị tướng vĩ đại nhất của mọi thời đại. Không chỉ bởi sự tao nhã và
sự tài ba về mặt chiến lược của ông. Không chỉ vì ông đã dẫn dắt và phát huy đến
cao độ tinh thần dũng cảm của quân đội trong một số trận chiến nổi tiếng. Không
chỉ do khả năng thu phục nhân tâm của cá nhân ông, mà còn bởi những thành quả
mà ông đã đạt được,… Những thách thức mà Tướng Giáp phải vượt qua đã đưa ông trở
thành một bậc thầy về chiến thuật, về hậu cần và về chiến lược. Ông đã sáng tạo
ra một kiểu chiến thuật (cách đánh) mà cả người Pháp và người Mỹ đề không thể
thắng được…”
Ngày 23/6/1967, tại Nhà Khách Chính Phủ (Hà Nội), trong
cuộc gặp và nói chuyện với nguyên Bộ trường Bộ quốc phòng Mỹ Mc Namara, một người
trong đoàn phía Mỹ hỏi: “Thưa ông, ai là vị tướng giỏi nhất của Việt Nam?”, Đại
tướng Võ Nguyên Giáp trả lời “Vị tướng giỏi nhất của Việt Nam là nhân dân Việt
Nam, dân tộc Việt Nam. Người Mỹ thua Việt Nam vì chưa hiểu vị tướng ấy,…”. Sau
buổi gặp, Tướng Chester Cooper (thành viên Hội đống An Ninh quốc gia Mỹ) đã nói
với Đại Tướng về cảm nghĩ của mình: “Thưa ngày, tôi thán phục ngày từ 20 năm
trước. nay tôi vẫn thán phục. Chắc các bạn tôi ở đây cũng nghĩ vậy”. Còn Zbigniew
Brezinski, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ dưới thời Tổng Thống J.Carter có hỏi “Chiến
lược của ngày là gì?”, Đại tướng trả lời “Chiến lược của tôi là Hòa Bình”.
Tướng Peter Mc Donald, nhà nghiên cứu khoa học lịch sử quân
sự người Anh đánh giá: “Với 30 năm làm Tổng Tư Lệnh và gần 50 năm tham gia chính
sự cấp cao, ông tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực. Khó có
vị tướng nào so sánh được với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến
tranh chính quy. Sự kết hợp đó xưa nay chưa từng có”.
Nhân đân Việt Nam luôn tự hào có Đại tướng Võ Nguyên Giáp
– người anh hùng đã góp phần làm rạng danh dân tộc.
(Theo HNM)
Nguồn: Sách Những Danh Tướng Trong Lịch Sử Việt Nam
0 Nhận xét