Chúng ta cùng tìm hiểu thông tin cuộc đời, chiến công của danh tướng Đinh Điền từng giúp Vua Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
Đinh Điền
( 924-979) quê ở Làng Đại Hữu, cùng làng với Vua Đinh Bộ Lĩnh, nay là xã Gia
Phương, Huyện Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình. Thân phụ ông là Đinh Thân, mẹ là Dương
Thị Liễu, quên ở Yên Bạ, ny là xã Yên Phú, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Khi mới
sinh, Đinh Điền có tên gọi là Đinh Trào (Đinh Điền là tên chữ). Ông với vua
Đinh Bộ Lĩnh cùng tuổi (sinh năm Giáp thân, 924). Khi còn trẻ nhỏ, di chăn trâu
ở Thung Lan (Gia Viễn), Đinh Điền đã cùng lũ trẻ tẩy hoa lao làm cờ, khoanh tay
làm kiệu, suy tôn và rước Đinh Bộ Lĩnh làm Chúa. Sau ông là một trong số những
công thần khai quốc và là người tận trung với nhà Đinh.
Lớn lên,
Đinh Điền cùng Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trịnh Tú theo phò Đinh Bộ Lĩnh trẫn giữ động
Hoa Lư chống lại nhà Ngô, trong đó ông cùng với Nguyễn Bặc làm tướng võ, còn
Lưu Cơ và Trịnh Tú làm tướng văn.
Năm 965,
Nhà Ngô mất. Ông cùng các chiến hữu giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân trong
3 năm, thống nhất giang sơn về một mối.
Theo sử
sách, Đinh Điền được vua Đinh Tiên Hoàng cử giữ chức Ngoại giáp, nghĩa là coi
việc bên ngoài, theo Thần phả thì ông giữ chức Nhập nội giáo Đại Tư đồ, Bình
chương trọng sự.
Năm Kỷ Dậu
(979), Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt Vương Đinh Liễn bị sát hại, triều đình tôn
người con còn lại của Tiên Hoàng là Vệ Vương Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi kế vị.
Lê Hoàn làm Nhiếp chính đại thần, thường ra vào cung cấm tư thông với thái hâu
Duong thị là mẹ của ấu chúa. Sau đó, Lê Hoàn lại tự xưng là Phó vương, mọi việc
trọng sự đều do tay Lê Hoàn sắp dặt.
Đinh Điền
cho rằng Lê Hoàn có ý đồ thoát đoạt. Ông bàn với Nguyễn Bặc và Phạm Hạp cùng một
số trung thần khác, bỏ quan về ở ẩn để mưu tính đại sự. Ông tập kết các anh
hào, tướng sĩ trung thành với nhà Đinh để chuẩn bị đánh Lê Hoàn.
Theo
sách “Dinh Từ Đồ sự tích” ở đền thờ Đinh Điền
bên cạnh chùa Tháp, Thôn Yên Liên Hạ, xã Khánh Thịnh, huyên Yên Mô, thì
sau khi bất hòa với Lê Hoàn, Đinh Điền đem vợ là Thượng Trân trưởng công chúa về
với Kiều Mộc Thiền sư rút về làng Lều (Yên Liêu Hạ) dựng chùa để tu hành, nhưng
thực chất là xây dựng căn cứ, chiêu mộ binh mã chống lại Lê Hoàn. Ông lập ra
chín doanh trại, sau là chín làng thờ ông là: Yên Lưu Thượng, Yên Lưu Hạ, Phúc
Mỹ, Yên Thịnh, Yên Bắc, Yên Phó, Văn Giáp, Yên Lữ, (Yên Xuyên). Đinh Điền thường
ở làng Lều và Yên Lữ, quê mẹ của ông. Còn Nguyễn Bặc rút quân vào Châu Ái
(Thanh Hóa), kết hợp với Đinh Điền, chuẩn bị tấn công thành Hoa Lư.
Làng Lều
bây giờ là vùng đất mời bồi, các kinh thành Hoa Lư khoảng 20km theo đường chim
bay, ở gần sông Trinh Nữ. Từ đây có thể rút lui vào (Chau Ái) theo cửa bền Thần
Phù một cách dễ dàng, cũng có thể nhanh chóng tấn công kinh thành Hoa Lư. Hiện
nay ở đây còn một số dại doanh có liên quan đến Đinh Điền như: làng Lều là nơi
Đinh Điền dựng lều trú quân, làng Lợn (sau đổi thành làng Luận) là nơi nuôi lợn,
cánh đồng Văn Giáo là nơi cất giữ gươm giáo .v..v… Tương truyền Đinh Điền dựng
một ngôi chùa 3 gian, sau gọi là chùa Tháp trên khu dất rộng 7 sào. Ông cắm một
khu đất ở xung quanh rộng 17 mẫu, một khu ruộng 30 mẫu, có thên là “Thần Điền”
(nay thuộc xã Khánh Dương, Yên Mô). Lê Hoàn nhiều làn đã cho mời Đinh Điền về
triều nhận chức, nhưng ông không về. Thái hậu Dương Vân Nga lo lắng trước việc
Đinh Điền, Nguyễn Bặc “nổi loạn” liền báo với Lê Hoàn rằng:
- Bọn Bặc
dấy quân nổi loạn làm kinh động Nhà nước ta, vua còn nhỏ yếu không cáng đáng nổi
hoạn nạn, bọn ông mau tính thế nào, chớ để mang họa về sau.
Lê Hoàn
nói:
- Thần
làm phó vương nhiếp chính, dù sống chết, họa biến thế nào đều phải chịu trách
nhiệm.
Rồi Lê
Hoàn xuất quân vào Châu Ái (Thanh Hóa) đánh Đinh Điền, Nguyễn Bặc. Tương truyền
quân hai bên đánh nhau 3 ngày, lực lượng của Đinh Điền, Nguyễn Bặc quá mỏng,
không đủ sức chống lại quân của triều đình. Lê Hoàn lợi dụng sức gió, đánh một
trận hỏa công, đốt sạch thuyền bè của Đinh Điền, Nguyễn Bặc. Đinh Điền bị chết
trận ngày 27/04 năm Canh Thân (980). Bấy giờ vợ ông được Kiều Mộc thiền sư đưa
lên Yên Tử tu hành, nghe tin Đinh Điền tử trận cũng tuấn tiết. Kiều Mộng thiền
sư thiêu xác bà và đưa về chôn cùng xá lỵ Đinh Điền ở tháp Vĩnh Báo (Vĩnh viễn
báo đáp) bên cạnh chùa. Đến triều Lý,
Vua Lý Thái Tổ sắc phong cho Đinh Điền là “Lịch đại tiết nghĩa chủ long thần”
và chức “Nhập nội Kiểm giáo tư đồ Bình chương sự, Tổng Quốc chính đại vương”.
Do đó, dân gian thường gọi ông Đinh Tư Đồ.
Sau đó
không lâu, Nguyễn Bặc và Phạm Hạp cũng bị Lê Hoàn đánh bại, bị bắt và bị xử tử.
Về thời
gian diễn ra trận chiến và cái chết của Đinh Điền, các nguồn tài liệu khác
nhau: Sử sách thống nhất ghi việc này diễn ra vào cuối năm 979. Theo Thần phả ở
Ninh Bình, việc này diễn ra ngày 20 tháng 4 năm Canh Thìn, 980. Một số thần phả
khác, được TỪ ĐIỂN CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT
NAM dẫn lại, cho rằng ông cùng vợ là Pha Môi Nương bị thua trận, quân tan nát hết
nên cùng nhau tự vẫn ngày 20 tháng 11 âm lịch năm 979 chứ không phải ông bị tử trận.
Nhân dân
vô cùng thương xót, coi ông là bậc trung thần, vì nghĩ cả quên mình nên đã thu nhặt
hài cốt ông đem về chùa Trúc Lâm, nơi ông tu hành trước đẻ an táng.. Ngày nay ở
nhiều làng tại gia viễn, Hoa Lư có đền thờ ông và Nguyễn Bặc.
Đinh Điền
được phong làm Thành hoàng của nhiều làng ở miền Bắc, đền thờ ông có nhiều ở Ninh
Bình và Hưng Yên, tiêu biểu như:
- Điền Kim
Đằng ở phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên, là noi Đinh Điền đóng quân.
- Đền Đinh
Điền ở thị trấn huyên Kim Đông, tỉnh Hưng Yên.
- Đền thờ
Đinh Điền ở xã Khánh Thịnh huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
- Mộ và đền
thờ tại Trúc Lâm (Yên Tử, Quảng Ninh), nơi đây là quên mẹ của ông và cũng là nơi
ông tu hành.
Ngoài ra,
ông còn được thờ ở Phủ Không thuộc khu hang động Tràng An, Cố đô Hoa Lư, quê hương
ông ở xã Gia Phương (Gia Viễn, Ninh Bình),…
Theo “Ninh
Bình theo dòng lịch sử văn hóa”
Nguồn: Sách
Những Danh Tướng Trong Lịch Sử Việt Nam
>> Xem thêm: Nguyễn Bặc – danh tướng Việt Nam thời nhà Đinh
0 Nhận xét