Chúng ta cùng tìm hiểu một vài thông tin về cuộc đời và chiến công của Đại Tướng Lê Trọng Tấn, người được ví như Zhukov của Việt Nam.
Trong một lần gặp đoàn đại
biểu Việt Nam, chủ tịch Cuba Phi-đen Ca-txto bắt tay đại tướng Lê Trọng Tấn rồi
hỏi mọi người xung quanh “Đây có phải là tướng quân hay nhất Việt Nam?”. Đại tướngVõ Nguyên Giáp Trả lời “Đúng, đây là một trong những vị tướng giỏi nhất Việt
Nam qua các triều đại”. Ông được ví như Giu-cốp (Georgy Konstantinovich Zhukov),
vị Nguyên soái huyền thoại của Quân đội Xô Viết trong thế chiến thứ hai, luôn
có mặt chỉ huy tác chiến ở những chiến trường, chiến dịch nóng bỏng và quyết định
nhất.
VỊ TƯỚNG HUYỀN THOẠI “HAI LẦN ANH HÙNG”
Đại tướng Lê Trọng Tấn
(01/10/1914 – 05/12/1986) quê ở xã Yên Nghĩa, Huyện Hoài Đức (nay là phường Yên
Nghĩa, quân Hà Đông, Hà Nội) nhưng từ nhỏ sống ở tổng Thanh Nhàn (nay là khu Đầm
Trấu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). ông có một tuổi thơ nghèo khó và cơ cự, 7 tuổi
mồ côi cha, ông vừa đi học vừa kiếm sống bằng nhiều nghê, từ cắt chữ cho một
nhà in đến vẽ truyền thấn và cả đi bán bánh mì. Dù phải vất vả bươn trải nhưng
ông rêa mê đá bóng. Nhiều bữa ông ra bãi Phúc Xá gần cầu Long Biên đá bóng đến
tối mịt mới mè. Thấy ông đá bóng giỏi, không quân Pháp đã tuyển ông vào lính và
giao cho làm đội trưởng đội bóng.. Lúc này, mặt trận Việt Minh đang phát triển
rộng khắp. Biết ông là con một nhà nho nghèo, yêu nước, bị bắt ép vào lính nên
Đảng và Việt Minh đã cử người giác ngộ. Đầu năm 1944, ông bỏ câu lạc bộ bóng đá
không quân của Pháp tham gia cách mạng. Lúc đầu, ông được phân công làm công
tác địch vận tai khu vực Hoàng Mai, Hà Nội. Sau đó, tham gia Ủy ban khởi nghĩa
Hà Đông, phụ trách quân sự. Tại đây, ông đã dùng mưu kế, chỉ huy đội tự vệ chiếm
đồn Đồng Quan, gây thanh thế cho cách mạng và lấy thóc để cứu đói dân. Chiếm đồn
Đông Quan chỉ với hai khẩu súng và diễn ra có vài phút mà không mất một viên đạn
đã hé lộ phẩm chất một tài năng quân sự của tướng Lê Trọng Tấn.
Từ Đồng Quan đến Điện
Biên Phủ rồi Sài Gòn – Thành Phố Hồ Chí Minh, biên giới Tây Nam, phía Bắc là một
chặng đường lịch sử mà Đại tướng Lê Trọng Tấn cùng nhiều tên tuỏi lớn, nhiều tướng
lĩnh tài ba khác cảu đất nước và quân đội ta đồng hành cùng dân tộc trong cuộc
chiến tranh giải phóng, bảo vệ Tổ Quốc. Từ một chỉ huy phân đội, trung đoàn,
phát triển lên Đại đoàn trưởng, rồi Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ quốc
phòng, ông là vị tướng trận mạc, luôn có mặt ở những chiến trường gai góc và
nóng bỏng nhất, có khả năng xoay chuyển cục diện trận đánh, “biểu trưng cho những
quả đấm thép của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam” (Nhà sử học Dương Trung Quốc). Ông
được cán bộ, chiến sĩ yêu mến gọi là “Giu-cốp của Việt Nam”.
Có một điều đặc biệt
trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Lê Trọng Tấn chỉ huy Đại đoàn 312, từ cánh quân
phái Đông đánh vào trung tâm sở chỉ huy của địch mở Mường Thanh, bắt sống tướng
Đờ Cát-xtơ-ri. Đại đoàn 312 do ông chỉ huy là đại đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ từ trận mở màn đến khi kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ. 21 năm sau, trong
chiến dịch Hồ Chí Minh, cũng từ phía Đông, ông là Tư lệnh hướng quan trọng này,
bắt sống hai tướng ngụy, sau đó đánh, chiếm hoàn toàn dinh Độc Lập, kết thúc cuộc
kháng chiến chống Mỹ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá “Với hai chiến công ấy,
Lê Trọng Tấn xứng đáng hai lần anh hùng”.
Trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, ông luôn được Bộ Thống Soái tối cao tin cậy trao cho trọng trách lớn, là Tư
Lệnh ở hầu hết các chiến dịch then chốt, quyết định. Bình Giã, Đồng Xoài, Bàu
Bàng – Dầu Tiếng, Đường 9 Nam Lào, mặt trận Trị Thiên 1972, cánh quân Duyên Hải
1975,… Tháng 9/1964, trên chiếc tàu buôn tỏi của nước ngoài, ông và Đại tướng
Nguyễn Chí Thanh được đặc phái vào Nam để “giải bài toán” đánh Mỹ. Ông nhận nhiệm
vụ Phó tư lênh, Ủy viên Quận Ủy quân giải phóng miền nam. Không lâu sau chiến dịch
Bình Giã nổ ra, chiến dịch “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ bị lung lay tận gốc,
phong trào “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”, “bám thắt lưng địch mà đánh” lan
rộng khắp các chiến trường.
Ông là vị tướng có sự nhạy
cảm đặc biệt. Đầu năm 1971, địch mở cuộc hành quân Lam Sơn 719, nên ra đường số
9 và Nam Lào, nhằm tiến đánh Sê Pôn và chăn phá đường Hồ Chí Minh. Chúng huy động
3 vạn quân chủ lực, 450 xe tăng, 250 khẩu pháo, 700 máy bay, ngạo mạn tuyên bố:
“sẽ đón các nhà báo quốc tế tại Sê Pôn”. Quân Ủy trung ương đã chủ động mở chiến
dịch Đường 9- Nam Lào do Lê Trọng Tấn làm Tư Lệnh và Lê Quang Đạo làm Chính ủy
để đối phó, khiến đối phương từ thế chủ động sang thế bị động phải rút lui.
Trong cuốn “người lữ hành lặng lẽ”, nhà văn Hữu Mai viết “Dạod đang ngồi trao đổi
với Tấn thì Cục phó Tuyên huân Hồng Cư rảo bước đi vào:
- Báo cáo các anh, Việt
Nam Thông Tẫn Xã vừa báo cho Cục Tuyên Huấn là chính quyền Sài Gòn hủy bỏ kế hoạch
đưa phóng viên báo chí phương Tây đến Sê Pôn.
Lê Trọng Tấn suy nghĩ rồi
nói:
- Địch sắp rút!
Đạo tin nhạy cảm của anh,
người chỉ huy dày dạn kinh nghiệmd dã gắn liền với chiến trường trong cả hai cuộc
kháng chiến.
Tần nói tiếp một cách quyết
đoán:
- Phải chuẩn bị đánh địch rút lui.
Mười ngày tiếp đó, từ các
mũi, hương, ta dồn dập tiến công. 18/03/1971, đối phương phải bỏ Bản Đông tháo
chạy, Cuộc hành quân Lam Sơn 719 của địch bị đập tan.
Trong cuộc Tổng tiến công
và nổi dậy mùa Xuân 1975, Lê Trọng Tấn là tư lệnh chiến dịch Huế-Đà Nẵng. Ông
đã chỉ huye quân tiến đánh và làm chủ căn cứ liên hợp quân sự Đà Nẵng, đánh tan
quân đoàn 1, Quân khu 1 Việt Nam công hòa với 10 vạn quân và trang bị vũ khí hiện
đại chỉ trong 3 ngày. Sau khi giải phóng Đà Nẵng, với sự nhạy cảm của tình
hình, ông đã đề nghị Bộ Tổng Tư Lệnh thành lập cánh quân Duyên Hải. Thực tế đã
chứng minh, đề xuất này cực kỳ chính xác và đã góp phần quan trọng vào thắng lợi
của chiến dịch. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, Lê Trọng Tấn đã chỉ huy cuộc
hành quân thần tốc đưa một đạo quân gồm 4 vạn người với hàng nghìn xe pháo các
loại, vượt qua chặng đường hàng nghìn km, xuyên qua 3 quân khu địch, vượt 50
con sông, 600 cầu, áp sát Sài Gòn, chuẩn bị tổng công kích. Tại đây, bằng óc
phán đoán và phân tích chiến lược, Lê Trọng Tấn đã đề nghị Quân ủy cho cánh
quân của mình nổ súng trước giờ G làm cho đối phương không kịp co cụm hay phá hủy
cầu. Chính lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 thuộc cánh quân của ông đã tiến vào
Dinh Độc Lập đầu tiên, bắt sống Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh và nội
các.
Cuối năm 1978, đầu năm
1979, ông chỉ huy các lực lượng vũ trang trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây
Nam và giúp nhân dân Campuchia đánh quân khmer đỏ.
NƯỚC MẮT ĐẠI TƯỚNG
Khi cầm quân, Đại tướng
Lê Trọng Tấn luôn được cán bộ, chiến sĩ dưới quyền tin tưởng, sãn sàng cùng ông
chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi. Thắng lợi trong từng trận đánh, tất yếu
có hi sinh, đổ máu. Người mà ông nhớ nhất là những chiến sĩ đã hi sinh nơi chiến
trận, mãi mãi không trở về. Ông không bao giờ chấp nhận câu nói: “trận này ta
thiệt hại không đáng kể”. Với ông xương máu của các chiến sĩ là vô giá và luôn
thận trọng tìm ra từng cách đánh ít tổn thất nhất. Sau này, mỗi khi có thời
gian và điều kiện, ông trở lại chiến trường, đến các nghĩa trang thắp hương cho
các liệt sĩ. Không ít lần, mắt ông đã đỏ hoe vì xúc động, thương tiếc đồng đội.
Có một câu chuyện ít người
biết. Trong một trận đánh bảo vệ biên giới, ta không thành công. Thủ tướng Phạm
Văn Đồng có nhiều ý kiến và phê phán gay gắt về trận đánh này. Thủ tướng chất vấn
“Trách nhiệm này thược về ai?” Dù không chỉ huy trực tiếp nhưng trước thất bại
của trận đánh và sự hi sinh của các chiến sĩ, Đại tướng Lê Trọng Tấn vẫn đứng
lên trả lời “Thưa anh, trách nhiệm thuộc về tôi – Tổng tham mưu trưởng”. Một
hành động, một tấm gương của một vị tướng dày dặn trận mạc, lừng lẫy chiến công
nhưng vẫn sẵn sàng dám chịu trách nhiệm, nhận lỗi cho cấp dưới khiến mọi người
càng tin yêu, khâm phục.
Đại tá, GS-TS Lê Đông Hải,
nguyên Viện trưởng Phân viện kỹ thuật quân sự phía Nam, con trai duy nhất của Đại
tướng Lê Trọng Tấn vẫn không nguôi nhớ những kỷ niệm về người cha của mình. Anh
nói với tôi “Tiếng là cha con nhưng tổng thời gian tôi được gần ông không quá
hai năm”. Người gần gũi với ông nhất chính là vợ ông – bà Nguyễn Thi Minh Son.
Bà là người phụ nữ đảm đang, chăm chồng hết mực. Ngược lại ông cũng tôn trọng
và thủy chung trước sau như một với bà. Ông đi chiến trường liên miên, bà ở nhà
tảo tần thay ông phụng dưỡng mẹ gài, chăm sóc con nhỏ. Đến khi ông đã là Đại tướng,
ủy Viên Trung Ương Đản rồi, ở nhà bà vẫn còn nuôi lợn, trồng rau,…
Đại tướng Lê Trọng Tấn đột
ngột từ trần vào ngày 05/12/1986. Đồng chí, đồng đội, bạn bè quốc tế thương tiếc
một vị tướng tài ba, đức độ. Báo Granma của Đảng Cộng Sản Cuba đăng trên trang
nhất tin buồn và khẳng định “Việt Nam mất một người anh hùng”. Đại tướng Võ
Nguyên Giáp đánh giá “Đại tướng Lê Trọng Tấn – người chỉ huy kiên cường, lỗi lạc,
người bạn chiến đấu chí thiết”.
Nghệ sĩ nhân dân Tào Mạt
khóc ông:
“Anh Tấn ơi! Ngơ ngác
khăp quân doanh
Sáng họp….tối đi…sao vội
thế anh?
Đại hội chưa xong anh lên
đường!
Như xưa kia Bác Hồ điện gấp.
Vẫn như ngày nào suốt đời
cập rập.
Chơ vơ dưới cửa ba nghìn
khách
Lạnh lẽo trong lòng chục
vạn binh.
Sáng như trời sang Xuân.
Tối như mùa đổi tiết…”
Nguồn: Trần Hoàng Tiến – Sách
Những danh tướng trong lịch sử Việt Nam.
0 Nhận xét