Đại thắng vương Nguyễn Nộn

Chúng ta cùng tìm hiểu nhân vật lịch sử là tướng quân nổi tiếng của Việt Nam. Chúng ta tìm hiểu cuộc đời, chiến công của Đại Thắng Vương Nguyễn Nộn.

Đại thắng vương Nguyễn Nộn

Khi nhà Trần mới được thành Lập, Nguyễn Nộn và Đoàn Thượng là hai thế lực lớn nhất chống lại triều đình, phó nhà Lý.

Vì không thể đối phó cùng lúc hai thế lực mạnh, Thái sư Trần Thủ Độ đã sắp đặt gả công chúa Ngoạn Thiềm cho Nguyễn Nộn để có thể du hàng thế lực chống đối này.

Nguyễn Nộn (1160 – 1229) là người xã phù Dực, huyện Tiên Du nay là xã phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội. Theo phả hệ họ Nguyễn, Nguyễn Nộn là cháu năm đời của Định Quốc Công Nguyễn Bặc thời nhà Đinh.

Theo những tư liệu được ghi lại trong “Đại Việt sử lược” là người có khuôn mặt đẹp trai lại có lòng bao dung, tính bình thản, thanh thoát. Cho đến nay, sử sách chép không thống nhất về xuất thế của Nguyễn Nộn.

Theo các sách “Việt sử tiền án”, “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Khâm định việt sử thông giám cương mục” thì Nguyễn Nộn vỗn là cư sĩ ở hương Phù Đổng.

Tháng 8/1218, Nguyễn Nộn bắt được vàng và ngọc mà không đem dân vua Lê Huệ Tông. Chính bởi vậy, triều đình xuống chiếu bắt giam Nguyễn Nộn.

Tháng 2/1219, quần thần Trần Tự Khánh thấy Nguyễn Nộn có tài, bèn tâu vua Huệ Tông xin tha cho ông và cho đie theo quân đánh giặc để chuộc tội.

Vua Huệ Tông bằng lòng vì thế mà Nguyễn Nộn được tha tội, không bị giam cầm nữa. Tháng 1/1219, Trần Tự Khánh sai Nguyễn Nộn đem quân đi đánh người Man ở Quảng Oai.

Tháng 3/1220, Nguyễn Nộn nhân cầm quân trong tay không trở về triều, giữ hương phù Đổng, tự xung là Hoài Đạo Vương, dân biểu xưng thần, xin dẹp loạn để chuộc tội. Vua Lê Huệ Tông sai người đem sắc thư đến chiêu dụ.

Song, Vua Lý Huệ Tông mang bệnh, không thể chế ngự được Nguyễn Nộn. Cùng lúc đó, họ Trần cũng đang mưu tính đoạt ngôi của nhà Lý Nên chưa quan tâm nhiều đến Nguyễn Nộn.

Tuy nhiên, theo Đại Việt Sử Lược chép lại thì Nguyễn Nộn vốn là bộ tướng của tướng Trần Tự Khánh.

Ông đã theo Trần Tự Khánh tham gia vao những cuộc chinh chiến với các sư quân và chống lại cả nhà Lý từ đầu thời Lý Huệ Tông chứ khong phải tới năm 1218 mới xuất hiện trên chính trường.

Cũng theo Đại Việt sử lược thì vào năm 1213, Trần Tự Khánh sai người sang Bắc Giang lừa mời Nguyễn Nộn vê triều. Nguyễn Nộn đến nơi, Trần Tự Khanh dùng dây thép trói lại 5 vòng, giam cầm ông.

Tuy nhiên, chưa rõ vì lý do gì mà Nguyên Nộn bị Tư Khánh bắt giam.

Đến tháng 9 năm đó, Trần Tự Khánh mở trói dây thép cho Nguyễn Nộn. Tuy ở trong cảnh ngục tù mà Nguyễn Nộn thần sắc vẫn tự nhiên. Thần sắc và khí phách của Nguyễn Nộn khi còn bị giam cầm trong tù được thể hiện qua một câu chuyện.

Chuyện rằng khi thấy bọn dũng sĩ nhảy, Nguyễn Nộn mang theo cả cái dây xích sát mà nhảy.

Thế nhưng, ông nhảy không hề thua kém bọn dũng sĩ, thậm chí có phần hơn. Trần Tự Khanh vô tình trông thấy, lấy làm lạ, bèn thả Nguyễn Nộn.

Trần Tự Khánh lại cho Nguyễn Nộn làm tướng và đem người con gái của bà dì mà gả cho. Sau đó, Tự Khanh lại trao cho ông hai ấp là Trần Khê và Cả Lũ.

Đến năm 1213, Nguyễn Nộn cầm một cánh quân họ Trần chống lại quân triều đình do đích thân Lý Huệ Tông và Thái sư Đàm DĨ Mông chỉ huy. Ông cùng các tướng họ trần đánh bại quân nhà Lý.

Em họ  Trần Tự Khánh là Trần Thủ Độ cùng Trần Hiền Sâm ở tả ngạn đánh thắng quân triều đình. Nguyễn Nộn từ Quốc Oai tiến đến chợ Dừa cùng Phan Lân đánh thắng các tướng ở Hồng Châu là Đoàn Cấm, Vũ Hốt.

Lý Huệ Tông thất thế phải chạy lên Lạng Châu. Sau trận đó, Ông được Trần Tự Khánh giao giữ vùng Bắc Giang.

Trần Tự Khánh lên Lạng Châu rước Huệ Tông không được liền lập hoàn thân khác lên ngôi, từ là Vua Càn Ninh. Nam 1214, anh em họ Đoàn tấn công đất Bắc Giang.

Hai bên đánh nhau ở núi Đông Cứu, Gia Luong, Bắc Ninh. Nguyễn Nộn giết được Đoàn Nguyễn những cũng bị thương ở lưng.

Tuy nhiên, lúc đó nội bộ phe Tự Khánh xảy ra phản loạn lớn. Tướng ở Cam Giá, Sơn Tây là Đỗ Bị lại nổi lên chống cự.

Nhân thời cơ đó, Nguyễn Nộn cũng phản lại Tự Khánh, xây dựng một thế lực rất lớn. Do việt cát cứ của Đỗ Bi, Nguyễn Nộn, kinh thành Thăng Long bị uy hiếp.

Tự Khánh lấy hết vàng bạc, của cải các kho và phóng hỏa đốt cả kinh đô rồi đưa vua mới là Càn Ninh xuống hành cùng Lý Nhần, Hà Nam, Nguyễn Nộn đem binh đến Thăng Long đánh nhau với Tự Khánh.

Huệ Tông và thái hậu đang ở Nam Sách trở về Thăng Long, phong cho Nguyễn Nộn tước hậu để mượn tay Nộn chống Trần.

Từ đó cục diện trong nước lúc này đại thể hình thành ba thế lực, phía Bắc là Nguyễn Nộn, phía Đông là Đoàn Thượng, phía Nam là Trần Tự Khánh.

Tháng 5/1215, hai tướng của Trần Tự Khánh là Nguyễn Đường và Nguyễn Giai thông đồng với Nguyễn Nộn đánh Trần Tự Khánh.

Tuy nhiên, Nguyễn Đường và Nguyễn Giai lại hàng Trần Tự Khánh. Tháng 2/1215 Nguyễn Nộn được phong tước Vương.

Tháng 3/1215, Nguyễn Nộn đánh thắng Nguyễn Đường và Nguyễn Giai. Sau đó, một loại lực lượng cát cứ khác nổi dậy chiếm cứ các nơi. Sau nhiều lần bôn tẩu, cuói cùng năm 1216, Lý Huệ Tông buộc phải dựa vào anh vợ là Trần Tự Khánh là lực lượng mạnh hơn cả.

Tháng 6/1219, Trần Tự Khánh sai tướng Vương Lê đem binh về Nam Sách đánh Nguyễn Nộm. Quân hai bên giằng co, Trần Tự Khánh không thắng nổi quân của Nộn.

Năm 1220, trong khi các sứ quân khác bị dẹp thì Nguyễn Nộn và Đoàn Thượng vẫn là hai sứ quân tồn tại chống lại triều đình lúc này đã rơi vào tay họ Trần.

Năm 1223, Trần Tự Khánh chết, em ruột là Trần Thừa và em họ là Trần Thủ Độ lên hay nắm quyền điều hành việc triều đình. Thế quân của Nguyễn Nộn ngày càng mạnh. Nguyễn Nộn chiếm cứ Bắc Giang, Đoàn Thượng chiếm cứ Hồng Châu.

Năm 1225, Trần Thủ Độ chủ xướng việc nhà Trần thay nhà Lý và lo việc đánh dẹp.

Tuy nhiên, bấy giờ Nguyễn Nộn và Đoàn Thượng binh tế còn mạnh, chưa dễ hàng phục được, Trần Thủ Độ bèn phong cho Nộn làm Hoài Đạo Vương, chia cho các huyện Bắc Giang Thượng, Bắc Giang Hạ, Đồng Ngạn.

Vậy là, Nguyễn Nộn cùng với một người khác là Đoàn Thượng trở thành hai lực lượng hùng mạnh đối đầu mãnh liệt với nhà Trần.

Biết rõ điều này, Trần Thủ Độ tìm kế sách để có thể tiêu diệt từng thế lực một. Đang lúc lo lắng mưu toang thì cơ may đến.

Tháng 12/1228, Nguyễn Nộn đánh bại giết chết Đoàn Thượng. Nhân đó ông gộp cà hai quận của Thượng, cướp bắt con trai, con gái, tài sản, trâu ngựa đất Hồng Châu.

Con của Thượng là Văn đem gia thuộc đến hàng. Thế là trông chõ không ngờ, kẻ thù Nguyễn Nộn đã giúp triều Trần tiêu diệt bớt đối thủ mạnh. Thuy nhiên, từ buổi đó, thanh thế của Nguyễn Nộn rất lừng lẫy.

Trần Thủ Độ lo lắng, chia quân chống giữ và sai sứ đem thư đến chúc mừng, gia phong Nộn làm Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương. Đồng thời, Trần Thủ Độ cũng quyết định đem công chúa Ngoạn Thiềm gả cho Nguyễn Nộn nhằm tìm cách tiêu diệt.

Theo Việt sử giai thoại thì sứ mạng của của công chúa Ngoạn Thiềm lúc này rất lớn.

Nhiệm vụ của công chúa là phải làm sao để vừa từng bước lung lạc Nguyễn Nộn vừa thường xuyên cung cấp tin tức về tình hình thế lực Nguyễn Nộn cho triều đình rõ để có thể có cách tiến hành đối phó thích hợp. Tuy nhiên, nhiệm vụ này của công chúa Ngoạn Thiềm không hề dễ thực hiện.

Bởi, dù là kẻ chơi bời chè chén bừa bãi nhưng Nguyễn Nộn  vẫn tỉnh táo và hết sức cảnh giác đối với công chúa Ngoạn Thiềm.

Theo những gì mà sách “Đại Việt Sử Ký toàn thư” chép thì Nguyễn Nộn cho xây nơi ở riêng cho Ngoạn Thiềm.

Không những thế, ông còn cắt cứ quân lính để canh phong một cách cẩn mật. Điều này khiến cho công chúa Ngoạn Thiềm không sao thu thập được tin tức của Nguyễn Nộn về báo cáo với triều đình.

Để xoay chuyền tình tế, thay vì tiến hành thu thập thông tin mật gửi cho triều đình, công chúa Ngoạn Thiềm phải thực hiện cách thức làm tiêu hao sinh lực địch.

Vậy là, công chúa Ngoạn Thiềm cung một toán người hầu xinh đẹp đã triệt để tận dụng sắc đẹp, khiến viên tướng háo sắc này mê mệt trong nhục dục.

Tháng 3/1229, Nguyễn Nộn tự xưng là Đại Thắng Vương, hăm chơi buông thả, chè chén chơi bời bừa bãi.

Tuy nhiên, Nguyễn Nộn cũng tự lượng sức biết thế mình không thể cùng đối lập với nhà Trần, định đến tháng 10 sẽ vào chầu, song còn do dự chưa quyết.

Cuối năm đó Nguyễn Nộn ốm nặng, triều đình sai nội nhân tời hỏi thăm, Nguyễn Nộn cố gượng ăn cơm, phi ngựa để tỏ ra còn khỏe mạnh. Nhưng không bao lâu thì ông qua đời. Lực lượng của Nguyễn Nộn cũng nhanh chóng tan rã.

Sau khi Nguyễn Nộn mất thì các lực lượng chống đối nhà Trần cũng dần dần bị triều đình tiêu diệt.

Tuy nhiên, cũng từ thời điẻm Nguyễn Nộn mất thì mọi thông tin về công chúa Ngoạn Thiềm cũng không còn được lưu lại.

>>> Xem thêm: Nhân vật lịch sử: Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật

 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét