Mình xin chia sẻ một số thông tin về bàn phím cơ và thuật ngữ thông dụng cho những bạn đang tìm hiểu về bàn phím cơ.
Mình đã sử dụng bàn phím cơ một thời gian rồi và cảm thấy rất thú vị. Mình tổng hợp được một vài thông tin về phím cơ rất thú vị về bàn phím cơ, xin chia sẻ cho những bạn mới chơi, người muốn tìm hiểu thêm về nó.
1. Kiêu dáng bàn phím (Form-factor)
Kiểu
dáng bàn phím hay form factor hay layout là thông tin cơ bản mà người chơi bàn
phím cơ cần biết. Bàn phím cơ khác với bàn phím nhựa phổ thông là có rất nhiều
kiểu dáng khác nhau, hình dáng, kiểu mẫu và số lượng bàn phím.
Một số layout của bàn phím cơ |
Trên thị
trường Việt Nam hiện đang lưu hành một số kiểu dáng sau đây:
- Bàn phím full-size (100%): bàn phím có đầy đủ số lượng phím như bàn phím thông thường.
Thậm chí nhiều bàn phím có nhièu nút hơn nữa: như núm volume, nút media,…
- Bàn phím 98%: bàn
phím có thiết kết gióng như bàn phím full-size, nhưng kiểu dáng làm gọn gàng lại,
ít nút hơn một tí, nhằm mang lại sự gọn gàng hơn. Các bạn có thể thấy qua các
bàn phím như: Akko 3098 series,…
- Bàn phím TKL hay layout 80% : bàn phím tenkeyless (TKL) có kiểu dáng bàn phím fullsize
bỏ đi hàng phím số. Bàn phím tkl thông thường có khoảng 87 phím. Một số bàn
phím trên thị trường như: Akko 5087, Leopold FC750RPD Blackcase, Keychron K8,….
- Bàn phím layout 75%:
bàn phím có số lượng nút từ 80-84 phím. Bàn phím được thu gọn có các nút
f1,f2-f12 và các nút chức năng Delete, insert, page up, page down, mũi tên điều
hướng. Kiểu dáng bàn phím gọn gàng thích hợp cho người thích di chuyển. Một số
bàn phím trên thị thường: Keydous NJ 80, Akko 3084, RK 84,….
- Bàn phím layout 65%:
bàn phím này có số lượng từ 65-75 phím. Bàn phím thu gọn hơn không có các nút
f1,f2,…f12. Một số bàn phím thông dung như là: Akko 3068B,…
- Bàn phím layout 60%:
bàn phím cơ này có số lượng bàn phím từ 60-61 phím, không có hàng nút
f1,f2,….f12 và không có nút mũi tên nữa. Bàn phím này có ưu điểm là rất gọn
gàng, dễ mang đi khắp nơi, dễ chơi keycap. Những người ưa xê dịch rất mê bàn
phím này. Một số bàn phím trên thị trường mà mình biết là: RK 61,…
- Bàn phím layout 40%: bàn phím này có số lượng phím khoảng 40-50 phím. Còn được mọi người gọi với tên thân yêu là “bàn phím khổ dâm”. Với số lượng phím quá ít nên việc sử dụng chẳng hề dề dàng tí tẹo nào. Nổi tiếng nhất là: bàn phím Vortex core 40%
- Bàn phím layout công thái học: đây là những bàn phím có thiết kế kiểu dáng theo dạng công thái học mà các nhà khoa học bàn phím cho là tốt nhất cho người sử dụng. Riêng bản thân tôi thấy layout này rất lạ và rất khó xài.
2. Keycap
Trên thị
trường có rất nhiều loại keycap cho bàn phím cơ khác nhau, kiểu dáng, chất liệu chế tạo,
profile, cách in ký tự:
-
Profile: là ngoại hình, cách sắp xếp keycap trên bàn phím. Trên thị trường Việt
Nam có các profile như: OEM (kiểu dáng như phím nhựa thường thấy), XDA (có các
phím có chiều cao giống nhau), ASA, FSA, SA…
- Chất
liệu tạo keycap: trên thị trường có hai loại phổ biến: nhựa ABS và nhựa PBT.
- Cách
in ký tự keycap: tren thị trường có các loại in sau đây: double shot (dùng 2 lớp
nhựa gắn chặt vào nhau), dye-sublimation hay in nhiệt thăng hoa,
3. Switch cơ (hay công tắc phím)
Switch cho bàn phím cơ có thể nói là linh hồn của bàn phím. Switch ảnh hưởng lớn đến cảm giác gõ phím của người sử dụng. Bạn tìm được một switch phù hợp với sở thích của mình sẽ mang đến trải nghiệm sử dụng phím cơ rất thú vị. Switch cơ và keycap là hai thứ mà bạn có thể dễ dàng thay đổi nhất của bàn phím cơ.
Trên thị trướng có rất nhiều switch đang lưu hành, được chia ra làm 3 loại cụ thể sau đây:
- Switch clicky: đây là
loại switch mang đến cảm giác phím cơ nhất. Bạn bấm vào switch này có cảm giác
khấc và tiếng clicky rõ rệt. Nổi tiếng nhất loại này là dòng Cherry blue, nên
nhiều người gọi switch clicky là blue switch.
- Switch tactile: người
dùng bấm vào sẽ có cảm giác có khấc nhẹ cản lại, có một âm thanh nhẹ. Nổi tiếng
nhất của loại này là dòng Cherry brown, nên nhiều người gọi là Brown switch.
- Switch Linear: người
dùng bấm bào có cảm giác trơn tuột từ đầu đến cuối, không có khấc nhấn, không
có clicky. Đây là dòng switch mang đến cảm giác êm ái, ít ồn ào. Nổi tiếng nhất
của loại này là dòng Cherry red, nên được nhiều người gọi là Red switch.
Các cố định
switch cơ vào bàn phím có 2 loại chính:
- Bàn phím hotswap: bàn phím có thể thay
thế được switch dễ dàng. Bạn có thể dùng switch puller để thay thế các loại
switch rất dễ dàng.
- Bàn phím không hotswap: các switch cơ sẽ
được hàn cố địch vào bàn phím. Người sử dụng bình thường rất khó để thay thế
switch.
Mỗi loại
switch sẽ có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Đến khi nào, bạn sử dụng trực tiếp
mới có thể biết đâu là chân ái của bản thân, không nên yêu thích qua lý thuyết.
4. Plate
Plate là
bộ phận của bàn phím cơ, là nơi để gắn switch cơ vào bàn phím. Trên thị trường
có nhiều loại plate như: thép, đồng, nhựa, FR4, nhôm, … Mỗi chất liệu tạo nên
plate sẽ tạo nên cảm giác gõ và âm thanh khác nhau.
Nhiều
người sử dụng bàn phím cơ thuộc hệ mê âm thanh thích các plate được làm từ đồng.
Nổi bật dòng này là bàn phím cơ Keydous NJ68 max,
Cách cố
định plate vào bàn phím cũng quyết định đến cảm giác gõ bàn phím như:
- Plate
Tray-mounted: plate và các bộ phận sẽ được cố định vào dáy bàn phím với rất nhiều
ốc vít. Bàn phím được cố định rất chắc chắn, nhưng cảm giác gõ phím khá cứng,
âm thanh vang không đều.
-
Top-mounted, Bottom-mounted, sandwich- mounted: dùng ốc vít cố định xung quanh
viền.
-
Gasket-mounted: bàn phím được cố định bởi những miếng nhựa, cao su ghép vào nhau
mà không dùng ốc vít.
5. Stabilizer hay Stab
Stabilizer
hay stab là thanh cân bằng dưới các phím dài như là: Caplock, Shift, Enter, spacebar
Stab trên phím spacebar được những người sử dụng phím cơ quan tâm nhiều nhất. Stab được canh chỉnh phù hợp, trơn trú, không gây ra tiếng quá ồn, âm thanh lạo xạo không mong muốn mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người sử dụng.
Nhiều người
sử dụng phím cơ chuyện canh chỉnh, bôi trơn stab luôn là việc quan tâm hàng đầu.
Stab xịn xò mang đến cho bàn phím cơ của bạn được nâng lên tầm cao mới.
6. Led bàn phím cơ
Trên bàn
phím cơ thường được trang bị thêm các đèn led tạo nên các màu sắc lung linh khi
sử dụng.
Các bàn phím
đang lưu hành trên thị trường Việt Nam có các bàn phím có led sau đây:
- Led RGB
hay còn gọi là led đa sắc: bàn phím sẽ được trang bị thêm rất nhiều đèn led với
nhiều màu sắc khác nhau và có các chế độ hiển thị đèn led khác nhau nữa. Bàn phím
Led RGB thường có loại xịn, và loại dở khác nhau.
- Led đơn
sắc, hay led trắng: Bàn phím có trang bị các led đơn sắc, thông thường là màu trắng
và có chế độ chuyển đổi hiển thị khác nhau.
- Led cầu
vồng: cũng là loại led đơn sắc, nhưng mỗi led có một màu khác nhau. Bàn phím sẽ
được găn các led đơn sắc có màu ở những vùng nhất định.
Nhiều người
sử dụng bàn phím cơ rất yêu thích sử dụng led tỏa sáng xập xình. Và bàn phím có
led RGB được yêu thích hơn cả. Bàn phím có led sẽ trở nên đẹp hơn, lung linh lơn
so với các bàn phím còn lại.
Nếu bạn muốn
chia sẻ các thông tin, kiến thức về bàn phím cơ vui lòng bình luận ở phía dưới nhé!
Xin cảm ơn!
0 Nhận xét