Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiều cuộc đời của một vị danh tướng thời nhà Đinh có tên là Nguyễn Bặc. Nguyễn Bặc là một danh tướng giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
Nguyễn Bặc (924-979) là công thần khai quốc, tể tướng thời
nhà Đinh, có công giup Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp, chấm dứt loạn 12 sứ quân ở thế
kỷ thứ X.
Nguyễn Bặc là người động Hoa Lư, Châu Đại Hoàng (Ninh
Bình). Từ thuở nhỏ, ông đã cùng kết bạn với Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Điền, Trịnh Tú
và Lưu Cơ.
Thần phả còn ghi ông có 2 người anh là Nguyễn Bồ và Nguyễn
Phục, đều là tướng đi theo Đinh Bộ Lĩnh hùng cứ ở Hoa Lư thời nhà Ngô. Cả Đinh
Điền, Trịnh Tú và Lưu Cơ cũng tham gia vào lực lượng này. Khi Nam trấn Vương
Ngô Xương Văn tử trận (965), các sứ quân nổi dậy. Anh em Nguyễn Bặc theo Đinh Bộ
LĨnh đánh dẹp. Theo thàn phả, khinh đánh dẹp một sứ quân mạnh là Nguyễn Siêu,
thì Nguyễn Bồ và Nguyễn Phục cùng 2 tướng khác tử trận. Vạn Thắng Vương liền
sai Nguyễn Bặc, Đinh Điền và Lê Hoan mang quân đánh báo thù, kết quả tiêu diệt
được Nguyễn Siêu (967).
Năm 968, Đinh Bộ Bộ Lĩnh lên ngôi, tức là Điên Tiên
Hoàng, Nguyễn Bặc được phong làm Định Quốc Công. Đinh Điền được phong làm Ngoại
Giáp. Chính sử không nói rõ nhứng các gia phả họ Nguyễn có giải thích thêm rằng:
Nguyễn Bặc làm quốc công, coi việc nội giáp, tức là việc nội chính, còn Đinh Điền
làm Ngoại giáp coi việc bên ngoài.
Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt Vương Đinh Liễn bị
sát hại. Chi hậu nội nhân là Đỗ Thích bị nghi là thủ phạm hàng đầu, sợ hãi ẩn
trốn. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, ba ngày sau, bị cung nữ phát hiện đi báo.
Nguyễn Bặc lập tức bắt giết ngay Đỗ Thích. Ông cùng các đại thần tôn phò con nhỏ
của Đinh Tiên Hoàng là Vệ Vương Đinh Toàn lên ngôi, tức là Đinh Phế Đế. Mẹ Phế
Đế là Dương Văn Nga trở thành thái hậu.
Tuy nhiên, một số ý kiến của các nhà nghiên cứu hiện nay
lại cho rằng Đỗ Thích là người bị oan và chủ mưu chính là Lê Hoàn và Dương hậu.
Theo Khâm Việt sử Thông giám cương mục, Nguyễn Bặc, Đinh
Điền làm phụ trách cho Phế Đế, nhưng luc đó Duong thái hậu tư thông với Thập dạo
tướng quân Lê Hoàn, cho Lê Hoàn làm Phó vương, nắm quyền chỉ huy quân đội,
chuyên quyền, tự do ra vào cung cấm. Nguyễn Bặc lo lắng bàn với các tướng quân:
- Lê Hoàn sẽ bất lợi cho nhụ tử, chúng ta chịu ơn dày của
nước, nếu không tính trước đi, giữ cho xã tắc được yên thì còn mặt mũi nào thấy
Tiên đế ở suối vàng nữa?
Ông cung Đinh Điền, Phạm Hạp khởi binh, chia hai đường thủy
bộ cùng tiến đánh Lê Hoàn. Nguyễn Bặc và Đinh Điền kéo quân từ Châu Ái (Thanh
Hóa), định kéo thẳng đến kinh đô để giết Lê Hoàn. Dương Thái Hậu ngh tin báo Lê
Hoàn:
- Bọn Bặc nổi loạn, quan gia hãy còn thơ ấu, cáng đáng
sao nổi giữ lúc quốc gia lâm nạn này! Ông nên tính đi.
Lê Hoàn thưa:
- Tôi làm phó vương, quyền giữ việc nước, dù sống chết
cũng xin gánh lấy trách nhiệm.
Lê Hoàn liền sắp xếp quân đội, đánh nhau với Nguyễn Bặc,
Đinh Điền ở Ái Châu. Lê Hoàn vỗn là người giỏi dùng binh, Nguyễn Bặc và Đinh Điền
không chống nổi, lại đem quân thủy ra đánh. Lê Hoàn theo chiều gió, phóng lửa đốt
cả thuyền chiến. Đinh Điền bị giết tại trận, còn Nguyễn Bặc bị bắt, đưa về kinh
đô. Trước mặt Nguyễn Bặc, Lê Hoàn kể tội ông:
- Đấng Tiên Đế mắc nạn, thần và người đều căm giận, ngươi
đang lúc tang tóc rối ren, đứng đầu làm giặc! Đạo tôi con đâu có như thế?
Rồi Lê Hoàn giết hại ông. Năm đó ông 56 tuổi, cùng sinh một
năm và chết một năm với Đinh Tiên Hoàng.
Các đạo quân chống đối bị tiêu diệt, Lê Hoàn được sự hỗ
trợ của Duong thái hậu và tương quân Phạm Cư Lạng, liền phế Đinh Toàn là Vệ
vương như cũ, giành lấy ngai vàng, tức là vua Lê Đại Hành, lập ra nhà Tiền Lê.
Ngày nay ở Ninh Bình còn rất nhiều đền thờ Nguyễn Bặc và
Đinh Điền. Theo các nhà nghiên cứu, số đền thờ các trung thần nhà Đinh nhiều
hơn số đền thờ Lê Hoàn và Dương Thái Hậu phản ánh tình cảm của dân chúng đối với
các ông.
Lê Hoàn chết không được triều đình tôn miếu hiệu, cứ gọi
tạm mãi là Lê Đại Hành, cháng đáng lạ sao?
Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Ngô Sĩ Liên nhận định về
ông như sau:
Chu Công là người vương thất rất thân, giúp vua nhỏ tuổi
còn không tránh khỏi những lời gièm pha phao truyền. Lê Hoàn là đại thần khác họ,
nắm giữ binh quyền, làm công việc như Chu Công, thường tình còn ngờ vực, huống
là Nguyễn Bặc ở chức thủ tướng và Đinh Điền là đại thần cùng họ hay sao? Bọn họ
khởi binh không phải làm loạn, mà là một lòng phò tá nhà Đinh, vì giết Hoàn
không được mà phải chết, ấy là chết đúng chỗ. Nay xem lời Đại Hành kể tội Nguyễn
Bạc tựa như vạch tội mình. Khi Bặc chết, ắt phải có nói một lời để bày tỏ chính
nghĩa, những không thấy sử chép, thế là bỏ sót.
Sử ghi, con của Nguyễn Bặc là Nguyễn Đê (hay Đệ) làm quan
nhà Tiền Lê và tham gia cùng Đào Cam Mộc đưa Lý Công Uẩn lên ngôi sau khi Lê Ngọa
Triều chết. Một số nguồn tài liệu gia phả khác còn ghi trong số cháu chắt của
ông có cả Nguyễn Thuyên (?-1282), Nguyễn Trãi (1380-1442).
Con cháu của Nguyễn Đê di cư vào làng Gia Miêu, huyện Tống
Sôn, Thanh Hóa và sinh ra nhiều chi họ Nguyễn, trong đó Nguyễn Kim (1533-1545)-
tổ của các chúa Nguyễn. Sách Tiên Nguyên Toát Yếu Phổ của Tông Thất Hân (khởi
nghĩa khi Trần Thủ Độ cướp ngôi nhà Lý). Nguyễn Công Duẩn (công thần khởi nghĩa
Lam Sơn), Nguyễn Đức Trung (đại thàn tham gia đưa Lê Thánh Tông lên ngội).
Lăng Nguyễn Bặc táng ở thôn Vĩnh Ninh, Làng Đại Hữu (Gia
viễn, Ninh Bình). Lăng được trùng tu lần mới nhất vào ngăm Kỷ Tỵ (1989).
Về đền thờ, ông được thờ ở nhiều nơi.
Chính thức là ngôi từ đường Nguyễn Tộc tại thông Vĩnh
Ninh (Gia Viễn, Ninh Bình).
Tại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Trường Yên (Hoa Lư,
Ninh Bình) dựng từ thế kỷ XI. Đến có 3 toàn: tòa ngoài là bái đường, tòa giữa
là Thiên Hương thớ tứ trụ triều đình của nhà Đinh: Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh
Tú, Lư Cơ. Tòa trong cùng là chính cung thờ Đinh Tiên Hoàng, Đinh Liễn, Đinh
Toàn và Dinh Hạng Lang.
Tại thôn Vân Hà Làng Đại Hữu (Gia Viễn, Ninh Bình) có
ngôi đền thờ 3 vị anh hùng đào viên kết nghĩa là Đinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Bặc và
Đinh Điền.
Tại Làng Thanh Trì ngoại thành Hà Nội, có ngôi đền thờ
chung của 3 xã: Cương Ngô, Cổ Điẻn, Đồng Trì thờ chung hai anh em Nguyễn Bặc và
Nguyễn Bồ, ngoài ra ở mỗi xã đều có đình riêng thờ hai ông.
Tại huyện Hoa Lư (Ninh Bình) có bốn thôn đều có đình thờ
ông làm Thành Hoàng, trong đó có thôn Ngô Hạ thờ tượng. Năm Canh Thân (1980)
chi họ Nguyễn Đình rước tượng ngài về thờ ở từ đường của chi họ (cùng thôn).
Đền thờ Định Quốc Công Nguyễn Bặc tại làng Phú Cốc, xã
Thanh Lợi, huyện Vụ Bản, tình Nam Định.
Tại kinh thành Phú Xuân (Huế) vua Minh Mệnh cho xây miếu
Lịch Đại Đế Vương để thờ các vị vua và các danh tướng qua các triều đại trong
đó có Nguyễn Bặc.
Nam Đinh Dậu (1917) ông được Vua Khải Định sắc phong làm Hộ
Quốc Tướng Công Trác võ Thượng Đẳng Phúc Thàn.
Nguồn: Tủ Sách Việt Nam đát nước con người – Những Danh Tướng
Trong Lịch Sư Việt Nam.
Xin cám ơn !
0 Nhận xét